Từ thủ đô Tokyo, di chuyển bằng tàu siêu tốc shinkansen hướng Tohoku-Hokkaido, chưa đầy 2 giờ đồng hồ bạn sẽ tới Sendai – trung tâm của tỉnh Miyagi, một trong những thành phố sầm uất nhất vùng Tohoku Nhật Bản với nhiều điểm du lịch hấp dẫn.
Vừa bước xuống ga Sendai, Ề tồ chắc chắn bạn sẽ phải ngỡ ngàng với sự hiện đại và tấp nập của thành phố. Những tòa nhà cao tầng, những trung tâm thương mại to nhỏ, các cửa hàng cửa hiệu, quán ăn, khách sạn mọc san sát quanh ga.
“Liệu có phải tàu rẽ nhầm qua thủ phủ Sapporo của Hokkaido, hay do mình xuống nhầm bến Hakata của Fukuoka không ta?” – Bầu không khí nhộn nhịp của thành phố Sendai khiến bạn như quên mất câu chuyện tang thương cách đây mười một năm đằng sau nó.
Sau khi trải qua một mùa đông buốt giá, thành phố Sendai cũng như nhiều miền đất khác thuộc vùng Đông Bắc Nhật Bản đang nhen nhóm không khí ấm áp của mùa xuân thân thương tràn về.
Ngày 11 tháng 3 năm 2011, ngỡ tưởng một ngày thứ sáu lại trôi qua như bao ngày ở một mảnh đất bình yên chả mấy khi có chấn động.
14:46:18 giờ địa phương, trận động đất với độ lớn 9,1 richter khởi phát từ ngoài khơi hòn đảo Honshu nằm ở phía Đông Bắc Nhật Bản bất ngờ ập đến. Địa chấn mạnh khủng khiếp kéo từng đợt sóng thần cao đến 40m (tương đương độ cao của tòa nhà 13 tầng) đổ vào đất liền, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó.
Chiều ngày 11/3/2011, sóng thần bất chợt ùa vào thành phố yên bình. Ảnh: mainichi.jp
Ngày thứ sáu của mùa xuân năm ấy, chỉ trong nháy mắt, thành phố Sendai bỗng trở thành nạn nhân của một trong những sự kiện thiên tai tang thương nhất lịch sử loài người.
15.899 người thiệt mạng
2.572 người mất tích và được cho là đã chết.
Hơn 6.000 người bị thương.
Nhiều dải đất bị nhấn chìm bởi nước biển.
Nhiều thị trấn bị xóa sổ khỏi bản đồ.
Người đàn ông tìm người thân trong vô vọng
Ảnh: AFPBBNews
Người đàn bà gục đầu trước thi thể mẹ mình. Nỗi đau xót mất người thân không ai thấu nổi…
Ảnh: AFPBBNews
Nỗi đau chồng nỗi đau
Hoàng hôn buông xuống trên mảnh đất đã hóa tro tàn. Ảnh: AFPBBNews
Tâm chấn của trận động đất được xác định cách thành phố Sendai 130km về phía Đông. Sự đứt gãy đột ngột của mảng địa chất Thái Bình Dương làm dịch chuyển vùng nước bên trên và tạo ra hàng loạt các đợt sóng thần có sức hủy diệt ghê gớm. Sóng cao đến hàng chục mét nhấn chìm nhiều khu vực của thành phố Sendai, bao gồm cả sân bay và vùng ngoại ô xung quanh, khiến con sông Natori – phân tách Sendai và thành phố Natori ở phía Nam bị tràn bờ.
Thời khắc đại địa chấn sóng thần đổ ập vào thành phố Sendai. Video được quay tại sân bay Sendai, bởi ANNNews
Trận động đất gây ra thiệt hại khủng khiếp với quy mô lớn. Đáng chú ý là các đám cháy tại một số thành phố, bao gồm một nhà máy hóa dầu ở Sendai, một phần của thành phố Kesennuma ở tỉnh Miyagi, phía Đông Bắc Sendai, và một nhà máy lọc dầu ở Ichihara, tỉnh Chiba gần Tokyo.
Tại các tỉnh Fukushima, Ibaraki và Chiba, hàng nghìn ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn. Cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng nặng nề trên khắp miền Đông vùng Tohoku. Đường bộ và đường sắt bị hư hỏng, lưới điện không hoạt động còn hệ thống thoát nước bị gián đoạn.
Đội cứu hộ đang đưa người dân ra khỏi vùng ngập lụt. Ảnh: AFPBBNews
Đường xá bị hư hỏng nặng nề
Ảnh: AFPBBNews
Hình ảnh nhóm lực lượng tự vệ chắp tay cầu nguyện cho những nạn nhân xấu số
Ảnh: AFPBBNews
Ngỡ tưởng mọi thứ đã kết thúc sau cơn địa chấn động đất và sóng thần khủng khiếp. Tuy nhiên, người dân nơi đây lại một lần nữa rơi vào bước đường cùng khi chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp điện hạt nhân ngay trong đêm ngày 11/03 kinh hoàng ấy.
Tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi (tỉnh Fukushima) nằm gần bờ biển, sóng thần tấn công đã làm hỏng hoàn toàn các hệ thống làm mát thanh nhiên liệu hạt nhân, gây ra thảm họa rò rỉ nghiêm trọng, khiến các vùng dân cư xung quanh bị nhiễm phóng xạ. Các nhà quản lý hạt nhân Nhật Bản đã nâng mức độ nghiêm trọng của tình trạng khẩn cấp hạt nhân tại Fukushima lên mức 7 – mức cao nhất trong thang đo do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đưa ra – xếp vụ tai nạn Fukushima vào cùng tầm cỡ với thảm họa Chernobyl ở Liên Xô năm 1986. Người ta ước tính rằng đến 10 năm sau, tại nhiều nơi ở Fukushima, con người vẫn chưa thể sinh sống trở lại.
Bản tin ngày 13/3/2011. Nguồn: ANNNews
Nét mặt đau đớn của bà cụ khi chứng kiến mọi thứ đổ ập xuống. Ảnh: AFPBBNews
Giọt nước mắt rơi trên khuôn mặt cô nữ sinh vào lễ tốt nghiệp ngày 30/3/2011 ở thành phố Sendai.
Ảnh: AFPBBNews
Dù thế nào thì anh đào vẫn nở
Ảnh: AFPBBNews
Trở thành tâm chấn của thảm họa kép động đất – sóng thần kéo theo rò rỉ nhà máy điện hạt nhân, đối với thành phố Sendai, ngoài thiệt hại về của ước tính 1.304,5 tỷ yên là những nỗi đau không thể tính nổi.
Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt 11 năm qua của chính phủ Nhật Bản, chính quyền thành phố; sự đồng lòng đồng sức của tất cả người dân địa phương và người dân trên đất nước Nhật Bản, thành phố Sendai từ từ vực dậy sau đổ nát và từng bước chuyển mình.
Để đến bây giờ nhìn lại, hơn một chục năm sau sự kiện đau thương năm ấy, thành phố Sendai đã khoác lên mình một màu sắc mới.
Khu vực phía đông thành phố Sendai, tháng 3/2011
Khu vực phía đông thành phố Sendai, tháng 9/2020
Khu vực Omose, tỉnh Miyagi tháng 3/2011
Khu vực Omose, tỉnh Miyagi tháng 8/2016
Cầu Utsumi thuộc thành phố Ishimaki, tỉnh Miyagi tháng 3/2011
Cầu Utsumi thuộc thành phố Ishimaki, tỉnh Miyagi tháng 2/2021
Khu vực thành phố Ishimaki, tỉnh Miyagi tháng 3/2011
Khu vực thành phố Ishimaki, tỉnh Miyagi tháng 2/2021
Đoạn đường 里バイパス tháng 3/2011
Đoạn đường 里バイパス tháng 2/2021
Đoạn đường 仲町通りở Ishimaki tháng 3/2011
Đoạn đường 仲町通りở Ishimaki tháng 2/2021
Hơn một chục năm kể từ ngày thảm họa sóng thần – động đất đã cướp đi sinh mạng của gần 19.000 người kéo theo nhiều tổn thất về mặt tâm lý và vật chất, đất nước Nhật Bản cùng những vùng đất chịu thiệt hại nặng nề đã âm thầm nỗ lực để vực dậy và hồi sinh, trước sự thán phục và nể trọng của người dân trên khắp thế giới…
(Còn tiếp)
Xem thêm các bài viết về chủ đề Du lịch Miyagi:
- Tất tần tật về du lịch Miyagi và thành phố Sendai
- Lịch trình một ngày khám phá 5 địa điểm du lịch ở Sendai
- 9 món ăn không thể bỏ lỡ khi đến Sendai
- Gyutan – món lưỡi bò nướng trứ danh của vùng Sendai
- Kinh nghiệm du lịch làng cáo Zao Fox Village tự túc
Nguồn tham khảo
- Cổng thông tin của Cục tái thiết Nhật Bản
- Album ảnh 東日本大震災から10年 – 10 năm từ đại địa chấn của AFPBBNews
- 写真で比較する東日本大震災 あの時と今 – Đại địa chấn phía Đông Nhật Bản qua những bức ảnh ngày đó và bây giờ
- 東日本大震災 – Wikipedia đại địa chấn phía Đông Nhật Bản
- Thảm họa kép năm 2011 tại Nhật Bản – Nỗi đau chưa nguôi của Báo tin tức
Đọc thêm
7 món ăn nhất định phải thử khi đến Fukuoka
Nhật ký đón Tết ở Nhật Bản của Ề tồ
5 món ăn Nhật từ “ghét ghét” thành “thương thương”
Một ngày cuối tuần: ăn ramen, đi hiệu sách và lạc trong khu thực phẩm Miyagi
Mục lục
Thật tuyệt vời! Đất nước và con người Nhật Bản thật là kiên cường và tài giỏi. Xin chia sẻ và chúc mừng!
Người Nhật Bản rất kiên cường, tự trọng, rất chăm chỉ và nghiêm túc trong công việc. Bác làm việc với họ trong một sỗ dự án tại Hà Nôi, bác nhận thấy họ rất tôn trọng phụ nứ, đề cao làm việc nhóm, đi làm việc với đối tác họ luôn đi 3 người và họ cũng rất trân trọng đối tác nào cũng làm việc như họ. Nếu đối tác đến chỉ 2 người họ nhận xét ngay là công việc hôm nay chắc chưa phải đi đến quyết định cuối cùng.
Con người Nhật Bản có tố chất như vậy vì cuộc sống khó khăn nghèo khó đã tạo nên con người họ. Do vậy, việc tái tạo lại đất nước từ đống đổ nát của thảm họa thiên nhiên đã minh chứng sự mạnh mẽ về kinh tế, về năng lực phát triển của nhân lực , của khoa học kỹ thuật.
Cháu rất may mắn được học tập và làm việc ở một đất nước đáng ngưỡng mộ. Bác chúc các cháu sẽ có một phần tinh thần và tính cách của người Nhật để tạo nên một cuộc sống hạnh phúc và đủ đầy trong tương lai ĐẤT NƯỚC MẶT TRỜI MỌC.