7 món ăn đặc sản nhất định phải thử khi đến Fukuoka

banner-ề tồ

Cách thủ đô Tokyo chỉ chừng 2 giờ bay, tỉnh Fukuoka nằm phía Nam Nhật Bản là cửa ngõ dẫn vào đảo Kyushu. Hơn thế, Fukuoka là mảnh đất có nền ẩm thực lâu đời và là nơi bắt nguồn của nhiều món ăn truyền thống được không chỉ người Nhật mà còn thực khách từ khắp nơi trên thế giới yêu thích. 

Ở phần trước trong chuỗi các bài viết giới thiệu về Fukuoka, mình đã chia sẻ với các bạn 8 địa điểm thú vị mà bạn không nên bỏ qua khi có cơ hội đến Fukuoka. Trong phần tiếp này, mình sẽ đưa các bạn vào thế giới ẩm thực của Fukuoka với 7 món ăn đặc sản Fukuoka mà bạn nhất định phải thử khi đến nơi đây nhé!

tonkotsuramen

Nếu phải trả lời câu hỏi “Bạn thích loại mì ramen Nhật Bản nào nhất?”, chắc chắn mình sẽ không ngần ngại một giây nào, mà trả lời ngay là “Tonkotsu Ramen”.

Tonkotsu ramen của Hakata (tỉnh Fukuoka), cùng với Miso ramen của Sapporo (tỉnh Hokkaido) và Kitakata ramen của tỉnh Fukushima, là 日本三大ご当地ラーメン – 3 loại mì ramen địa phương nổi tiếng nhất Nhật Bản. 

Tonkotsu ramen là “mì nước xương hầm”, sự kết hợp của nước xương lợn ninh màu trắng đục và mì sợi siêu nhỏ, được thêm vào một chút mộc nhĩ thái nhỏ, một chút hành xanh thơm thơm, một quả trứng lòng đào ngâm tương béo ngậy (có sự thay đổi tùy vào cửa hàng). 

ramen-ề tồ

Tonkotsu ramen ăn kèm há cảo chiên gyoza và cơm rang. Ảnh chụp tại quán Ippudo

Tonkotsu ramen có vị rất thơm, nước súp không quá mặn nên dễ ăn và hợp với khẩu vị người nước ngoài. Cũng chính vì thế, theo thống kê, các hãng ramen có xuất xứ từ tỉnh Fukuoka như Ichiran (一蘭), Ippudo (一風堂) vô cùng được yêu thích, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả ở nước ngoài.

Nếu có cơ hội đến Fukuoka, bạn đừng quên thưởng thức một bát Tonkotsu ramen thơm ngon ở vùng đất quê hương của loại mì này nhé!

ichiran ramen-ề tồ

Tonkotsu ramen của quán Ichiran. Ảnh: Ề tồ

 Địa chỉ gợi ý: 

Webite: https://www.jrhakatacity.com/floor/df2.php

Website: https://www.fukuoka-airport.jp/shops/ramen/

Xem thêm:

Đặc sản mì Tonkotsu Ramen

Phá đảo 7 hàng ramen nổi tiếng ở Hakata

motsunabe

Có cơ hội đến Fukuoka mà không ăn một nồi lẩu lòng Motsu-nabe béo ngậy thì quả là thiếu sót lớn! 

Lẩu lòng motsu-nabe là món ăn nổi tiếng của Fukuoka. Người ta sử dụng lòng bò ホルモン – bộ phận nội tạng động vật mà người Nhật từng không ăn (nên gọi bằng từ Horumon ホルモン, xuất phát từ cụm 放るもん – đồ vứt đi, theo cách gọi của vùng Kansai), xào lên với rau hẹ và nước tương, trở thành món ăn bình dân nhưng vô cùng hấp dẫn. Những năm 1960, người Hakata “cải cách” món ăn này, bổ sung thêm nguyên liệu và nhiều gia vị, chuyển đổi từ một món xào thành một món lẩu.

motsunabe-ề tồ

Lẩu lòng bò tại quán Lẩu lòng Oyama

Thường có 3 vị để lựa chọn là: vị tương shoyu, vị tương miso hoặc vị muối. Cá nhân mình thấy vị shoyu ngon nhất!

Những năm 1990, khi kinh tế Nhật bước vào thời kỳ khó khăn, cửa hàng lẩu lòng Hakata đầu tiên được mở bán ở thủ đô Tokyo, tạo nên một làn sóng lớn. Món ăn bình dân rẻ tiền này không chỉ phù hợp là đồ nhắm của cánh đàn ông, mà còn được chị em phụ nữ rất yêu thích vì giàu collagen và vitamin tốt cho sức khỏe. Thậm chí, vì chứa nhiều dinh dưỡng tốt nên lẩu lòng Motsu-nabe được mọi người gọi là 医者いらずの鍋 – món lẩu không cần bác sĩ.

Ngoài lẩu lòng, món lòng nướng và lòng xào cũng rất đáng thử. Bạn có thể thưởng thức lòng Hakata ở những địa chỉ mình gợi dưới đây nhé!

motsunabe-ề tồ

Gương mặt hai thanh niên có tình yêu bất tận với lòng bò 🤣

yakimotsu-ề tồ

Món lòng nướng cũng vô cùng hấp dẫn.

Đây là món khoái khẩu của mình 🤗

yakihorumon-ề tồ

Lòng nướng được chế biến nóng hổi ngay trước mặt mà có giá thành vô cùng phải chăng

Ảnh chụp tại quán lòng nướng Teppan Tenjin Horumon

 

fukuoka motsu

Địa chỉ gợi ý: 

  • Ga Hakata

Lẩu lòng Showraku 笑楽

Lẩu lòng Oyama おおやま 

Lòng nướng Teppan Tenjin Horumon 鉄板焼天神ホルモン

  • Ga Tenjin

Lẩu lòng Rakutenchi 楽天地 

*Các quán thường có menu buổi trưa rẻ hơn buổi tối.




mentaiko

Là món ăn này có nguồn gốc từ bán đảo Triều Tiên, trứng cá muối Mentaiko 明太子 được làm bằng cách ngâm buồng trứng của cá tuyết vào một một hỗn hợp gia vị cay. Ở Nhật, trứng cá muối Mentaiko là một đặc sản của Hakata, tỉnh Fukuoka và được người dân trên cả Nhật Bản vô cùng yêu thích.

Hành trình trứng cá muối Mentaiko đến được với người tiêu dùng Nhật Bản là một câu chuyện kết tinh mồ hôi nước mắt của ông Kawahara Toshio – cha đẻ của món trứng cá muối Hakata, ông chủ của hãng trứng cá muối Fukuya nổi tiếng.

Từng sống ở khu vực ngày nay là Busan, Hàn Quốc, sau chiến tranh, ông Kawahara cùng vợ chuyển đến mảnh đất Fukuoka. Ông bắt đầu thử làm trứng cá muối, vốn là món ăn được yêu thích ở Hàn Quốc, để giới thiệu đến người dân nơi đây. Tuy nhiên, để chinh phục được khẩu vị của người Nhật, ông đã mất 10 năm dòng dã nghiên cứu tìm ra công thức phù hợp nhất. Khi trứng cá muối bắt đầu được đón nhận, ông không ngại chia sẻ bí quyết sản xuất món ăn này đến với nhiều người. Chính nhờ những tâm huyết của ông, các công ty sản xuất trứng cá muối ở Fukuoka bỗng chốc tăng lên.

Đến năm 1975, việc mở rộng tàu siêu tốc Shinkansen đến ga Hakata, Fukuoka đã giúp việc vận chuyển trứng cá dễ dàng hơn. Món trứng cá muối Mentaiko trở nên phổ biến rộng rãi trên cả nước Nhật.

kawaharasan-ề tồ

Chân dung ông Kawahara

Ảnh chụp tại bảo tàng HAKU HAKU 

Hiện tại, đặc sản này đã đạt đến mức tiêu thụ 30.000 tấn/ năm và xuất hiện thường xuyên trên bàn ăn của người dân trên khắp Nhật Bản. Món ăn này thường được ăn cùng cơm nóng, hoặc có thể trộn vào các loại sa lát, pasta,.. cũng rất ngon!

mentaiko-ề tồ

Trứng cá muối ăn kèm với cơm nóng thì ngon hết ý luôn! 

Để tìm hiểu thêm về món đặc sản này, hãy đến bảo tàng Haku Haku của công ty Fukuya và đừng quên mua món ăn này về làm quà nhé.

Địa chỉ gợi ý: 

laugamizutaki

Lẩu gà thả “Mizutaki” bắt nguồn từ việc đun nhừ thịt và xương gà ra để lấy vị ngọt thơm ngon. Sau đó, người ta cho thêm hành 高等ねぎ – một loại hành đặc sản của Hakata để tăng thêm vị thơm của nước súp. Ngoài ra, tùy cửa hàng mà sẽ bỏ thêm thịt, viên thịt băm gà, một số loại rau như rau cải thảo, rau bắp cải, cà rốt… và phục vụ ăn kèm với dấm chua ponzu ポン酢.

Phần súp sau khi ăn được giữ lại, cho thêm cơm, trứng và hành, trở thành món súp thập cẩm ăn cuối bữa.

mizutaki-ề tồ

Ảnh chụp tại quán Torimabushi

Điều đặc biệt của món lẩu “Mizutaki” là sử dụng nguyên liệu chính: Gà thả 地鶏.

Gà thả – loại gà đặc sản cao cấp, được nuôi với những quy chuẩn khá khắt khe. Thịt gà có vị dai khi cắn (ăn khá giống gà thả đồi ở Việt Nam), càng cắn lại càng cảm thấy vị ngọt từ từng thớ thịt. Người Fukuoka đã nghĩ ra công thức lẩu Mizutaki, không sử dụng quá nhiều gia vị, chú trọng vào vị ngọt thuần túy, để mọi người cảm nhận được vị ngon của loại thịt đặc sản này.

Địa chỉ gợi ý: 

udon

Udon chắn hẳn là món mì Nhật Bản đã quá quen thuộc với tất cả mọi người. Nhưng đằng sau đó, kể cả người Nhật, ít ai biết được, nơi khởi nguồn của nó là Hakata, Fukuoka.

Năm 1241, Thánh nhất Quốc sư của chùa Sotenji, sau khi trở về từ nước Tống (Trung Quốc), đã mang theo kĩ thuật làm mì sợi của Trung Quốc về Fukuoka. Nhờ sự truyền dạy của Quốc sư, kỹ thuật làm mì được lan rộng ra khắp cả nước. Từ đó, văn hóa ẩm thực bột 粉食文化 (các món làm từ bột như mì sợi, bánh bao,…) cũng dần dần được hình thành.

Không chỉ mì udon, mì soba cũng được cho có nguồn gốc từ Hakata, Fukuoka. Văn hóa ăn mì soba đêm giao thừa Toshikoshisoba 年越しそば của người Nhật thực chất được xuất phát từ món mì soba may mắn (運そば) nhà chùa Sotenji chiêu đãi người nghèo vào ngày 30 Tết, cầu mong một năm mới tốt lành với mọi người.

Xem thêm: Tại sao người Nhật ăn mì Soba vào đêm Giao thừa?

udon-ề tồ

Món đặc sản của Hakata là mì udon củ ngưu bàng Gobou chiên (ごぼう天うどん)

Mình thì lúc nào cũng gọi một bát mì Gobou chiên nước thịt (肉ごぼう天うどん).

Ngon tuyệt cú mèo!

udon-ề tồ

Sợi mì udon của Fukuoka rất mềm, cảm giác “mochi mochi” khác hẳn sợi udon bình thường.

Ảnh chụp tại quán Udon Taira

fukuoka udon

Mì udon thịt chụp tại quán Udon Tempura.

Địa chỉ gợi ý: 

comga

Ở khu vực Kyushu, từ Kashiwa「かしわ」được dùng để chỉ thịt gà.

Cơm gà Kashiwa meshi là loại cơm trộn với nguyên liệu chính là thịt gà. Người ta thường sử dụng thịt gà thả đặc sản 地鶏, cà rốt, củ ngưu bàng gobou và một số gia vị, cho lẫn với gạo ngon, thêm lượng nước vừa đủ rồi nấu lên. Đây là món ăn truyền thống từ xa xưa của tỉnh Fukuoka, được người dân nơi đây vô cùng yêu thích. 

Bạn có thể tìm thấy món ăn này ở các quán ăn truyền thống Fukuoka hoặc trong các quán mì udon, soba.

kashiwameshi-ề tồ

Cơm gà kashiwa meshi thường được phục vụ trong các quán lẩu, quán mì udon, soba,…

Ảnh chụp tại quán Torimabushi

daganuong

Sau một ngày rong ruổi khắp thành phố, thưởng thức một cốc đồ uống mát lạnh cùng những xiên da gà nướng tori Kawayaki 鶏皮焼き thì còn gì tuyệt vời hơn!  

Da gà nướng là một trong những đặc sản của Fukuoka được thực khách bốn phương vô cùng yêu thích. Món ăn sử dụng phần da của cổ gà, đâm tròn vào những que xiên và mang lên nướng.

Bằng bí quyết tẩm ướp và kĩ thuật nướng đặc biệt, những xiên da gà sau khi hoàn thành có lớp ngoài giòn giòn nhưng bên trong vẫn có độ mềm nhất định. Miếng da sau khi nướng kĩ đã loại bỏ hết được phần mỡ, do đó mọi người có thể thoải mái thưởng thức mà không phải quá lo lắng về vấn đề sức khỏe nhé!

kawa-ề tồ

Món da gà giòn rụm ăn bao nhiêu cũng không mắc ngán! 

Ảnh chụp tại 竹乃屋

Địa chỉ gợi ý: 

Ề tồ hi vọng những chia sẻ về 7 món đặc sản Fukuoka trên đây sẽ là thông tin có ích góp phần cho chuyến đi Fukuoka của bạn nhiều màu sắc hơn!

Cảm ơn và chúc các bạn thật vui với những hành trình của mình!

Đọc tiếp các bài viết chủ đề Du lịch Fukuoka:

Đặc sản mì xương hầm Tonkotsu Ramen

Phá đảo 7 hàng ramen nổi tiếng nhất Hakata

Fukuoka – Cửa ngõ dẫn vào Kyushu

8 địa điểm không được bỏ lỡ khi đến Fukuoka





Toàn bộ ảnh trong bài được chụp bởi Ề tồ.

Chia sẻ bài viết

Xem thêm

9 món ăn không thể bỏ lỡ khi đến Sendai

Gyutan – món lưỡi bò nướng trứ danh của vùng Sendai

Kinh nghiệm du lịch làng cáo Zao Fox Village tự túc

Có một Amsterdam thu nhỏ đẹp mê hồn ở Huis Ten Bosch

MỤC LỤC

Nội dung thuộc bản quyền của Ề tồ - Hôm nay ăn gì. 

Vui lòng xem thêm Bản quyền - Cộng tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.