Món ngon mùa hè Nhật Bản: mì lạnh

mi lanh nhat ban eeto 1
mi lanh mua he nhat ban

Mùa hè Nhật Bản diễn ra trong vòng 3 tháng, từ tháng 6 đến cuối tháng 8. Những tưởng mùa hè ở Nhật sẽ mát mẻ hơn nhiều so với Việt Nam, nhưng những ngày nhiệt độ lên đến 38, 39 độ cũng rất nhiều. 

Vào những ngày nóng nực này, chúng mình thường ưu tiên thưởng thức những món vừa dễ ăn, vừa có tác dụng giải nhiệt tốt. Trong tập đầu của Món ăn mùa hè Nhật Bản, Ề tồ sẽ giới thiệu với bạn một món đặc trưng của mùa hè mà chúng mình rất yêu thích, đó là Mì lạnh.

1. Mì lạnh Trung Hoa - Hiyashi chuka

Về mì lạnh Trung Hoa

Mì lạnh Trung Hoa, trong tiếng Nhật được gọi là Hiyashi Chuka (冷やし中華). Trong đó hiyashi nghĩa là mát, chuka nghĩa là Trung Hoa. Nghe tên gọi của nó, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng loại mì này xuất phát từ Trung Quốc. Nhưng thực tế sẽ khiến bạn bất ngờ đó.

Hiyashi chuka hay mì lạnh Trung Hoa là một món ăn xuất phát từ Nhật Bản. Nguồn gốc của món ăn này được cho là từ nhà hàng Trung Hoa có tên là “Ryutei” ở thành phố Sendai, tỉnh Miyagi vào mùa hè năm 1937.

mi lanh trung hoa

Vào thời điểm ra mắt, mì lạnh Trung Hoa là một món ăn đơn giản ăn kèm với các loại rau như bắp cải và cà rốt. Qua từng năm, món ăn được cải tiến với nhiều loại topping khác nhau. Sợi mì dùng trong món ăn này không quá dày, khi luộc xong được ngâm trong nước lạnh rồi để ráo. Khi thưởng thức sẽ rưới một loại nước tương lạnh có vị chua ngọt, rắc vừng và thêm các nguyên liệu rau, thịt hay ăn kèm gừng đỏ muối chua tuỳ sở thích.

Cách thưởng thức của nhà Ề tồ

Cứ sang hè, các siêu thị ở Nhật sẽ bày bán mì rất nhiều loại mì lạnh có kèm nước sốt pha sẵn. Riêng với mì lạnh Trung Hoa, có 3 loại sốt thường gặp nhất là: sốt tương shoyu giấm gạo, sốt vừng và sốt tương chanh. Ngoài kiểu trộn thẳng sốt vào mì còn có kiểu để nước chấm riêng và mì riêng. Nhà mình đã thử hầu hết các loại, loại nào cũng tròn vị và rất dễ ăn.

Trong bài viết hôm nay, chúng mình sẽ sử dụng mì lạnh dạng trộn với nước sốt tương chanh nhé!

mi lanh nhat ban eeto

Nguyên liệu ăn kèm

Với mì lạnh Trung Hoa hiyashi chuka, bạn có thể kết hợp bất cứ loại nguyên liệu rau củ nào bạn thích. Với nhà Ề tồ, chúng mình thường kết hợp với các topping sau đây:

  • Dưa chuột
  • Thịt xá xíu hoặc giăm bông 
  • Trứng chiên
  • Cà chua tươi
  • Kimchi
  • Bột chiên giòn Tenkasu
  • Vừng rang
mi lanh nhat ban eeto4

Cách làm

1. Mì

  • Luộc theo đúng thời gian ghi trên bao bì.
  • Cho mì ra rá rồi tráng nước lạnh nhiều lần. Có thể ngâm cùng đá để chừng 5-10 phút để sợi mì ngấm lạnh nhất.
  • Xếp mì ra bát hoặc đĩa có độ sâu nhất định.
mi lanh nhat ban eeto1
mi lanh nhat ban eeto3

2. Các nguyên liệu ăn kèm 

  • Thái nhỏ trứng và các loại rau kiểu dạng sợi.
  • Cà chua thái miếng nhỏ.

3. Rưới nước sốt và rắc thật nhiều vừng.

4. Có thể ăn kèm mù tạt vàng kiểu Nhật (karashi)

mi lanh nhat ban eeto6
mi lanh nhat ban eeto5
mi lanh nhat ban eeto8

Sợi mì mát lạnh kết hợp nhiều loại rau củ giúp giải ngấy trong mùa hè oi bức.

mi lanh nhat ban eeto10

Một bữa mì lạnh khác của nhà chúng mình ^^

Ăn kèm thịt nướng ngon lắm luôn!

2. Mì lạnh Morioka

Về mì lạnh Morioka

Vào năm 1954, một người có xuất thân từ Bình Nhưỡng, vùng đất phía Tây Bắc bán đảo Triều Tiên đã nhập cư vào Nhật Bản và mở quán mì lạnh ở thành phố Morioka, tỉnh Iwate. Khi mới ra mắt, người dân trong vùng đã rất ngạc nhiên với sợi mì dai như cao su. Sau đó, món mì này đã được “nâng cấp” nhiều lần để phù hợp hơn với khẩu vị người dân bản địa.

mi lanh Han Quoc

Mì lạnh Triều Tiên có thể coi là nguồn cảm hứng cho món mì lạnh Morioka của người Nhật.

Mì lạnh Morioka ngày nay khác với mì lạnh Triều Tiên hay mì lạnh Hàn Quốc ở nguyên liệu làm nên sợi mì. Mì Hàn Quốc được làm từ bột kiều mạch và bột đậu xanh, sợi mì dai, dẻo và sẫm màu. Còn mì Morioka làm từ bột kiều mạch và tinh bột bắp, do đó sợi mì mỏng, dai và có màu trắng trong.

mi lanh nhat ban eeto12

Nguyên liệu ăn kèm

Với mì lạnh Morioka, ngoài ăn kèm rau và thịt, người Nhật còn thường thêm vào cả một số loại hoa quả tươi như dưa hấu, lê,… Để có một tô mì lạnh Morioka đúng kiểu, bạn có thể kết hợp các loại topping sau đây:

  • Dưa chuột
  • Thịt xá xíu 
  • Trứng luộc
  • Cà chua tươi
  • Kimchi
  • Dưa hấu
  • Quả lê
  • Vừng rang

Cách làm

mi lanh nhat ban eeto13

Luộc theo đúng thời gian ghi trên bao bì (thường 1~2 phút) rồi tráng nước lạnh và để ráo nước

mi lanh nhat ban eeto14

Các loại nguyên liệu ăn kèm được nhà sản xuất gợi ý là: thịt xá xíu, kimchi, trứng luộc, dưa chuột, hoa quả, vừng trắng rang, giấm,…

mi lanh nhat ban eeto15
mi lanh nhat ban eeto16
mi lanh nhat ban eeto17

Sợi mì Morioka sau khi luộc xong có màu trắng trong rất đẹp mắt

mi lanh nhat ban eeto22

Chỉ cần hoà nước súp có sẵn cùng 200ml nước sôi để nguội hoặc đá lạnh rồi rưới lên mì

mi lanh nhat ban eeto18

Thành quả không chỉ bắt mắt mà còn rất là ngon luôn!

mi lanh nhat ban eeto19

Ăn kèm cùng thịt xá xíu cực kỳ hợp!

mi lanh nhat ban eeto20

Một bữa ăn ngày hè đầy đủ chất được chuẩn bị xong trong nháy mắt

Vào ngày hè nóng nực oi bức, sau giờ tan học, tan làm mà được thưởng thức một tô mì lạnh vừa ngon, vừa mát, vừa chế biến nhanh quả thực là một điều gì đó không thể tuyệt vời hơn!

Trên đây, Ề tồ đã chia sẻ với bạn đôi chút về hai loại mì lạnh phổ biến ở Nhật Bản cùng cách chúng mình vẫn hay thưởng thức. Hi vọng những thông tin này có thể giúp ích được ít nhiều cho bạn.

Chúc bạn và gia đình có những bữa cơm ngày hè vui vẻ!

 

Arigatou,

Ề tồ.

Xem thêm các bài viết về chủ đề Mùa hè:


Ảnh trong bài được chụp bởi Ề tồ.

Chia sẻ bài viết

Xem thêm

Món ăn Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản như thế nào? 

Bữa tiệc gà xiên nướng Yakitori kiểu Nhật

5 món ăn Nhật Bản dễ làm từ rau chân vịt

Gan heo xào giá hẹ: món ăn Trung Hoa mà người Nhật mê tít

Mục lục

Nội dung thuộc bản quyền của Ề tồ - Hôm nay ăn gì. 

Vui lòng xem thêm Bản quyền - Cộng tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.